Những công đoạn hoàn tất sản phẩm in ấn

Để tạo ra một sản phẩm in ấn hoàn chỉnh cần trải qua nhiều công đoạn. Sau đây là những công đoạn để hoàn tất sản phẩm in ấn.

1. Cắt xén

Công việc này nhằm đưa sản phẩm về đúng kích thước thành phẩm hoặc tách rời nhiều sản phẩm trên một tờ in. Thiết bị sử dụng là máy cắt 1 mặt, còn đối với sản phẩm là sách thường sử dụng máy cắt 3 mặt. Trong khi sản phẩm ở giai đoạn thiết kế, bạn cần tính đến là 3-5mm để chừa xén thích hợp.

2. Cán màng

Một lớp màng nhựa (PE, PP) được cán hoặc ép lên bề mặt tờ in khoảng 1 hoặc 2 mặt), công việc này nhằm bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước và tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Cán màng có 2 dạng cán màng là cán mờ và cán bóng.

In ấn

Cán màng thường được sử dụng đối với các sản phẩm như: namecard, brochure, bìa sách, nhãn hàng, hộp giấy, bìa catalogue, leaftlet. Lưu ý, một chú ý khi sản phẩm có cán màng là màu sắc sau khi cán sẽ đậm và tối hơn, vì vậy khi thiết kế catalogue và canh màu cần chú ý để sản phẩm in không bị lỗi.

3. Cán gân

Tờ in sau khi đi qua máy cán gân với bộ phận chính là 2 trục kim loại và một trục có tạo vân trên bề mặt sẽ ép lên bề mặt tờ in, sau đó chúng làm biến dạng và tạo ra các hoa văn. Bạn có thể kết hợp cán màng và cán gân để tạo được hiệu ứng đặc biệt cho sản phẩm. Những hiệu ứng này thường thấy sử dụng khi in bìa tập học trò, các bìa sách hoặc thiệp mừng.

4. Tráng phủ

Tráng phủ là phủ lên bề mặt tờ in một lớp vecni nhằm tạo độ bóng và bảo vệ bề mặt tờ in tránh bị trầy xước. Có các loại tráng phủ sau:

Phủ lắc: là sử dụng mực lắc trong, thực hiện trên máy offset thông thường.

Phủ UV: dùng vecni UV để thực hiện trên máy tráng phủ UV, máy in offset có đơn vị tráng phủ UV hoặc có thể kéo lụa. Vecni UV có thể tạo được nhiều hiệu ứng rất tuyệt vời như: bóng, bề mặt cát, nổi,… Phủ UV có 2 kiểu là phủ UV toàn phần (tráng phủ toàn bộ bề mặt tờ in) và phủ UV từng phần (chỉ tráng phủ lên những chi tiết cần thiết).

5. Ép nhũ hay còn gọi là ép kim

Ép nhũ là hình thức trang trí bề mặt sản phẩm in theo cách dán ép lên bề mặt tờ in những hình ảnh, chữ bằng nhũ vàng, bạc hoặc các màu sắc khác. Thường được sử dụng trong in thiệp cưới, in thiệp sinh nhật, name card…

6. Ép chìm nổi

Là cách tạo ra hình ảnh nổi trên bề mặt tờ in bằng cách ép qua một hệ thống khuôn âm/dương. Cách in này thường dùng cho bìa sách, thiết kế catalogue, folder hay hộp sản phẩm.

7. Cấn bế

Các sản phẩm có hình dạng phức tạp thì không thể cắt rời bằng máy cắt mà phải dùng phương pháp cấn bế, công đoạn này còn giúp tạo ra các vạch gấp trên sản phẩm như  hộp giấy, bao thư, folder..

8. Dán cửa sổ

Công đoạn này thường dùng cho bao bì giấy, túi giấy… Sản phẩm được bế thủng một ô cửa sổ, rồi được áp vào đó một lớp màng nhựa trong suốt, nhằm để người dùng có thể quan sát được sản phẩm chứa bên trong.

9. Cấn răng cưa

Công đoạn này dùng cho các sản phẩm như biên lai, tem, hóa đơn,..

10. Gấp, dán

Gấp là một công đoạn khi in sách báo, in catalogue, tờ gấp. Các loại giấy dày cần phải cấn tạo vạch gấp trước khi gấp thủ công. Còn các loại sách hoặc tạp chí do số lượng lớn nên thường sử dụng máy gấp, dán.

11. Đóng kim

Đây cũng là công đoạn cần thiết cho các sản phẩm in ấn hiện nay trên thị trường.

12. Đóng số nhảy

Cách này thường dùng cho các loại biên lai, phiếu bảo hành, hóa đơn, khuyến mãi, vé số… Thiết bị đóng số nhảy

13. Bắt cuốn

Là công đoạn tập hợp các tay sách lại thành ruột sách, nếu số lượng ít thì dùng tay, còn số lượng nhiều thì nên dùng máy bắt cuốn thông dụng.

Trên đây là các công đoạn hoàn tất sản phẩm in ấn. Hi vọng bài viết này đã giúp mọi người hình dung được quy trình sản xuất sản phẩm của công ty In ấn và Bao bì Tiến Mỹ chúng tôi.

Các bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Theo dõi chúng tôi và nhận thông báo về sản phẩm và bài đăng mới qua email